Liên kết với chúng tôi:

# # #

Đầu tư khu vui chơi trẻ em hiệu quả đại dịch covid

 Loại hình đầu tư kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở thành phố thì khá phổ biến nhưng ở khu vực các tuyến huyện thì còn khá hiếm và xa lạ. Thường mọi người sẽ tiếp xúc nhiều với một số loại hình vui chơi ngoài trời vào những ngày lễ hội như đu quay, tàu lửa, xúc hạt, tô tượng,.... còn mô hình khu vui chơi trẻ em trong nhà thì ít. Như vậy thì đây là một thị trường để kinh doanh sân chơi trẻ em rất tiềm năng. Nhiều nhà đầu tư cũng đã nhìn ra được xu hướng này nhưng chỉ sau khoảng 06 tháng đến 01 năm là phải thanh lý lại.

Nguyên nhân , giải pháp

 

  •  Chưa có kế hoạch cụ thể dẫn đến chưa phân tích rõ thị trường, đánh giá sai thị trường.

Trước khi kinh doanh, không phải hứng lên là ta làm mà chúng ta cần có kế hoạch kinh doanh khu vui chơi trẻ em cụ thể. Tại sao lại cần kế hoạch? Vì khu vui chơi thuộc về lĩnh vực giải trí, khi người dân đủ ăn, đủ sống, đủ mặc thì người dân mới nghĩ đến chơi được. Người ta không thể nhịn ăn nhịn mặc để chơi. Vậy nên chúng ta cần lên kế hoạch càng chi tiết càng tốt và rồi xem nó có phù hợp với khu vực chúng ta sinh sống không, xem người dân ở khu vực mình đã có đủ nhu cầu ăn mặc và có nhu cầu "chơi" chưa. Cũng như đi bơi, chúng ta biết bơi thì vứt xuống sông, xuống bể kiểu gì cũng bơi được, nhưng nếu chưa biết bơi thì đầu tiên chúng ta phải đọc những hướng dẫn bơi để biết sơ qua mình phải làm gì, không thì chắc chắn 100% "đuối nước" và phải thanh lý gấp.

  •  Đánh giá sai đối tượng khách hàng.

Mình đã nghe rất nhiều người lên kế hoạch rồi để giá vé rất rẻ tầm 10.000-20.000đ/vé chơi thỏa mái. Vé có thể để bao nhiêu tùy chủ đầu tư, miễn là có lãi. Nhưng vấn đề ở đây là nhiều nhà đầu tư để giá vé quá rẻ so với mức đầu tư để "mọi người đều được chơi". Gần như không có một mặt hàng nào đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người, chúng ta chỉ có thể đáp ứng một số bộ phận nhỏ thôi. Như mình đã nói ở trên là có ăn, có mặc người ta mới nghĩ đến chơi nên những người đưa con đến khu vui chơi là những gia đình có điều kiện hoặc khá giả một chút. Gía vé không cần phải tầm 100.000 - 200.000đ/vé mà có thể tầm 50.000đ hoặc ít hơn tùy tính toán sinh lời của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư muốn những gia đình điều kiện khó khăn hơn vẫn chơi được thì ta có thể mở ra 1-2 ngày trong tháng chơi MIỄN PHÍ hoặc một số ngày khuyến mãi cho khách hàng. Chứ để giá vé thấp quá, sau cắt giảm những chi phí cần thiết, dẫn đến chất lượng sản phẩm không bảo đảm thì như vậy là không nên. Phục vụ thêm đồ ăn nhẹ và nước uống cũng giúp chủ đầu tư tăng thêm thu nhập.

 

  •  Thiết kế khu vui chơi.

Nhiều người vì lấy giá vé quá rẻ, cắt giảm chi phí nhiều tới mức tự thiết kế và tự làm khu vui chơi cho trẻ em từ A-Z luôn. Việc thiết kế khu vui chơi không chỉ đơn giản là mua đồ về kinh doanh là xong, mà việc quan trọng là tính toán an toàn cho khu vui chơi. Đối tượng khách hàng chính của các khu vui chơi là các bé từ 3-15 tuổi, nên việc đảm bảo an toàn cho các bé là cực kỳ cần thiết. Một khu vui chơi đẹp mắt, an toàn thì bố mẹ mới dám đưa con đến chơi, chứ ai dám dẫn con mình đến nơi nguy hiểm bao giờ.

 

  • Quản lý khu vui chơi.

Ở quê hay có dạng kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh hơn là kinh doanh nhóm, công ty, tập đoàn chuyên nên đa phần là gia đình tự làm tất cả các công việc để tiết kiệm chi phí và còn làm kết hợp thêm bán đồ tạp hóa. Như vậy thì có quá nhiều công việc cho một người và không thể làm tốt được phần chăm sóc khách hàng. Vì bản thân làm khu vui chơi là làm dịch vụ, làm dịch vụ có tốt thì khách hàng mới quay trở lại. Nếu cứ để kệ khách vào chơi sao cũng được, bán vé xong không quan tâm hỏi han khách hoặc bận rộn quá dẫn đến khó chịu với khách thì khách hàng sẽ ít đi dần.

 

  • Vị trí khu vui chơi.

Vì khu vui chơi nằm ở một địa điểm cố định, khách hàng chỉ trong bán kính tầm 5-10km đổ lại và khách hàng tiềm năng nhất là những khách hàng ở gần. Khu vui chơi những ngày đầu thường rất đông khách nhưng sau đó lượng khách giảm dần rồi dẫn đến thanh lý khu vui chơi. Đó là vì sao? Vì khách hàng đã chán khu vui chơi của bạn. Ngày nào đi qua, tháng chơi vài lần nó cũng chỉ có vậy thì mọi người sẽ chán nhanh thôi. Vậy nên các chủ đầu tư cần thường xuyên vệ sinh, đổi mới vị trí, tăng cường thêm trò chơi, trang trí khu vui chơi theo những ngày lễ để tạo nên sự mới mẻ trong mắt khách hàng.

  

Kinh doanh đã khó mà kinh doanh khu vui chơi còn nhiều vấn đề khó hơn. Nếu các nhà đầu tư thấy việc đầu tư khu vui chơi trẻ em ở nông thôn khó quá thì có thể tham khảo thêm một số loại hình kinh doanh khác rất tiềm năng như mở khu vui chơi trẻ em mini, mô hình cafe kết hợp khu vui chơi trẻ em, ...

 

Nếu quý vị còn những thắc mắc về vấn đề kinh doanh khu vui chơi ở nông thôn, hãy liên hệ với chúng tôi.

Hà Nội: 0918 62 1929

Hồ Chí Minh: 0934 531 724

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên