Đầu tư vận hành khu vui chơi trẻ em chí phí ít mà hiệu quả cao
Lĩnh vực khu vui chơi là một lĩnh vực tiềm năng trong thời đại mới, do những nhu cầu về giải trí của con người ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, cũng như bao ngành nghề khác thì kinh doanh khu vui chơi không phải lúc nào cũng thành công, đặc biệt là những khu vui chơi vừa và nhỏ. Chúng tôi sẽ giới thiệu bốn công thức đơn giản mà cực kỳ hiệu quả để phát triển khi vui chơi cho những chủ đầu tư mới.
- Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Các khu vui chơi thường sẽ chỉ đông khách trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khai trương do đặc thù cố định về địa điểm và các trò chơi. Vậy nên, chúng ta cần phải luôn có những biện pháp làm mới các khu vui chơi của mình để luôn tạo được sự mới mẻ và kích thích sự tò mò của khách hàng. Rất nhiều chủ đầu tư khu vui chơi sai lầm rằng, khi vui chơi của mình đang hoạt động tốt, đang rất đông khách thì không cần có những chiến lược thay đổi và phát triển. Chúng ta phải luôn thay đổi và phát triển ngay khi đang đông khách. Đừng đợi đến khi khách hàng chán nản rồi mới quay ra tân trang, cải tạo lại khu vui chơi.
Một khách hàng điển hình của dochoixuccat đã làm rất tốt việc này. Đó Hệ thống trường mầm non Bé Thơ, Thanh Xuân. Các cơ sở của trường luôn đặt sự an toàn của các bé lên đầu, như việc dán cỏ nhân tạo kèm cao su non vào các bậc thềm để giữ an toàn cho các bé khi chơi giúp các vị phụ huynh rất tin tưởng. Điều đặc biệt là các bé rất thích đến trường do sự thân thiện của các cô giáo và ở trường có rất nhiều trò chơi. Trường đã đầu tư các trò chơi cho bé như leo núi, leo dây, nhà liên hoàn, vận động mềm, nhà liên hoàn gỗ, nhà liên hoàn ngoài trời, nhà bóng liên hoàn, lego gắn tường, .... Gần như là trong các cơ sở của trường không thiếu trò chơi gì cho các bé. Nhưng thường cứ sau tầm 06 tháng trường lại mua thêm đồ, chuyển vị trí các trò chơi trong các cơ sở khác nhau, thanh lý những đồ cũ và thêm vào các trò chơi mới. Trường cũng đã làm qua rất nhiều đơn vị làm khu vui chơi, hoặc tự mua trên mạng. Nhiều khi đội ngũ kinh doanh của chúng tôi không biết tư vấn gì thêm vì trường có quá đủ đồ rồi :D. Rất vui là đến giờ trường vẫn luôn ủng hộ.
- Thái độ hơn trình độ
Câu này chắc mọi người đã nghe nhiều khi đi làm, và nó lại rất đúng khi làm khu vui chơi. Ngay từ ban đầu khi đầu tư, mọi người cần xác định ngay là làm khu vui chơi là làm dịch vụ. Vì vậy thái độ của nhân viên hay người đón khách rất quan trọng. Mọi người có nhiệt tình với khách, luôn tôn trọng và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng thì họ mới yêu mến và tin tưởng dịch vụ của mọi người được. Nở một nụ cười không khó, vậy nên, hãy luôn mỉm cười với khách hàng của mình.
- Marketing truyền miệng
Nếu một ngày, bạn gặp người hàng xóm của mình mua một món đồ và họ nói món đồ này rất tốt, bạn cũng đang có nhu cầu thì bạn có xin thông tin của chỗ bán món đồ đó không? Niềm tin và sự trải nghiệm của khách hàng là một thứ rất xa xỉ, và rất khó để có được. Tuy nhiên, bạn sẽ có được niềm tin dễ dàng hơn nếu có một người uy tín giới thiệu khu vui chơi của bạn cho người khác. Không nhất thiết đó là người nổi tiếng mà chính là những khách hàng của bạn. Họ đã trải nghiệm dịch vụ của khu vui chơi, họ thấy tốt, họ sẽ đi kể cho người khác về khu vui chơi của bạn. Vậy nên đừng buồn nếu ban đầu khu vui chơi của bạn vắng khách. Luôn đảm bảo dịch vụ bên bạn là tốt, giá vé phù hợp với dịch vụ, hãy cứ hết mình vì khách hàng thì khách hàng sẽ đến với bạn.
- Kiểm soát tốt tài chính của mình
Đây thực sự là một kinh nghiệm mà mình rút ra từ bản thân. Mình có mở một quán dịch vụ nhỏ, vốn nhỏ và sau đó vay mượn để mở rộng. Quán ban đầu rất ít khách vì cơ sở vật chất của mình kém và mình cũng thiếu kinh nghiệm. Mình làm các phương pháp đổi mới và luôn thân thiện nhất với khách, có thể đi giao đồ miễn phí ở khu vực lân cận. Gía cả của quán cực tốt. Lượng khách càng ngày càng đông nên mình nghĩ là mình đã thành công rồi. Mình lên những kế hoạch phát triển các dự án khác. Bạn bè thấy mình đông khách cũng mừng cho mình. Nhưng rồi đến một ngày, mình phát hiện ra là công việc làm ăn rất tốt nhưng số tiền nợ ngày càng tăng lên và mình bắt đầu thấy sợ. Mình ngồi lại và tính toán chi tiết tất cả các khoản thì ôi thôi. Tiền điện, tiền nước, tiền nhà, tiền nhân công,... và rất rất nhiều những loại tiền nhỏ khác mình không tính đến. Và quan trọng hơn cả là số tiền lãi sau khi trừ các khoản đó đi thì còn lại rất ít, còn không bằng mình đi làm công ăn lương. Nếu muốn có lãi nhiều hơn thì số lượng khách ít nhất phải gấp đôi số lượng khách cũ. Mặc dù quán giờ chưa đi đến mức phá sản vì mình kịp nhìn ra vấn đề nhưng nó đã để lại cho mình một bài học giá trị về sự chủ quan và không lên kế hoạch cũng như không tính toán kỹ.
Việc quản lý dòng tiền của cơ sở kinh doanh là một vấn đề rất quan trọng. Làm khu vui chơi là bỏ vốn ban đầu khá lớn, và khi thu về là thu lẻ. Mọi người cần phải kiểm soát hàng ngày, hàng tháng. Nhiều khi khách ít nhưng tính toán ta chưa chắc mình đã không lãi, mà có khi nhìn bên ngoài thấy khách đông lại đang gồng mình gánh nợ mà không biết. Kiểm soát tốt dòng tiền chúng ta còn có thể biết được khi nào công việc làm ăn có vấn đề để điều chỉnh lại cho hợp lý và có những biện pháp bổ sung để phát triển khu vui chơi của mình.
Làm kinh doanh không phải chuyện đơn giản và đòi hỏi sự kiên trì, học hỏi. Khi chúng ta cứ cố gắng hết mình, khách hàng rồi sẽ đến với chúng ta. Hy vọng qua bài viết này, các nhà đầu tư khu vui chơi có thể giảm thiểu được sự rủi ro và phát triển và mở rộng thêm công việc làm ăn của mình hơn nữa.